Thời sự Bình Dương

Bình Dương sắp có thêm thương hiệu Măng cụt Dầu Tiếng

Mô hình “Phát triển vườn cây ăn trái đặc sản gắn với du lịch sinh thái” của xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng những năm qua đã phát huy hiệu quả. Kết quả đó là nhờ sự chỉ đạo của chính quyền địa phương và sự đồng thuận, hưởng ứng tích cực của người dân. Từ

Mô hình "Phát triển vườn cây ăn trái đặc sản gắn với du lịch sinh thái" của xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng những năm qua đã phát huy hiệu quả. Kết quả đó là nhờ sự chỉ đạo của chính quyền địa phương và sự đồng thuận, hưởng ứng tích cực của người dân. Từ đó, đời sống người dân khởi sắc, diện mạo nông thôn xã "thay da đổi thịt".

Gần 15 năm gắn bó với nghề trồng cây ăn trái, nhưng kể từ khi chuyển đổi, tham gia mô hình trồng măng cụt VietGap, ông Nguyễn Văn Tỵ, xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng mới thấy hiệu quả kinh tế cao từ mô hình chuyên canh. Hiện tại, vườn cây của ông phát triển tốt, trung bình mỗi ha măng cụt của ông cho năng suất 6 - 8 tấn, mỗi kg được thương lái thu mua khoảng 40.000 - 50.000 đồng, mang lại cho gia đình ông thu nhập hàng trăm triệu đồng, cao hơn nhiều so với các loại hoa màu và cây ăn trái khác.

Sau vài năm triển khai, thấy được hiệu quả của dự án, nhiều người dân đã đồng lòng thực hiện. Người dân trồng mới được Trung tâm khuyến nông hỗ trợ chi phí mua và vận chuyển cây giống, chi phí khai hoang và 30% vật tư; đồng thời được chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, với mục tiêu, xây dựng vườn măng cụt năng suất cao và cho thu nhập khoảng 150 - 240 triệu đồng/ha/năm... Việc phát triển chuyên canh cây ăn trái ở xã Thanh Tuyền đang mở ra một hướng mới cho phát triển kinh tế của địa phương, góp phần tạo thương hiệu sản phẩm trái cây. Đây cũng là yếu tố để người dân đồng tình hưởng ứng xây dựng xã nông thôn mới.


Không những quy hoạch phát triển cây ăn trái, chính quyền địa phương đã liên kết với Ban quản lý Địa đạo Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh, mở rộng địa đạo qua địa bàn nhằm triển khai Dự án "Phát triển vườn cây ăn trái đặc sản măng cụt gắn với du lịch sinh thái". Theo nghị quyết đến năm 2020, Thanh Tuyền sẽ phát triển 176 ha cây ăn trái, thế nhưng đầu nay đã thực hiện được hơn 150 ha, đạt 86% mục tiêu đề ra trong nghị quyết. Đây là một hướng đi mới, phát huy nội lực địa phương.
Từ đất bỏ hoang hoặc đất trồng cây ăn trái không hiệu quả, nhiều vườn măng cụt đã mọc lên ở xã Thanh Tuyền. Nếu kết hợp thành công, vườn cây ăn trái kéo theo du lịch sinh thái sẽ tạo cơ hội để người dân nơi đây có thêm thu nhập, làm giàu vườn cây. Và từ đó, Bình Dương sẽ có thêm thương hiệu măng cụt Thanh Tuyền, Dầu Tiếng, cây thơm trái ngọt đặc sản Bình Dương. 

Đăng nhập

Đăng nhập tài khoản Google

×